1. Nhiệm vụ của nghề gia sư
Gia sư đóng vai trò của người truyền kinh nghiệm, kiến thức và sự động viên. Bạn không phải là người đưa ra đáp án, mà là những hướng dẫn học sinh, học viên từng bước tìm ra câu trả lời. Thử thách của bạn là phải tập trung vào các dạng kiến thức mình đã biết để lên kế hoạch giảng dạy phù hợp cho người học tiếp thu kiến thức nhanh chóng, hiệu quả.
2. Cách mẹo khi làm gia sư
Để trở thành một gia sư giỏi bạn cần được rèn luyện: Rèn luyện về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy ở nhiều cấp độ, trình độ chuyên môn cao của những môn học mà xã hội có nhu cầu nhiều. Đảm bảo rằng ” Nhạc gì bạn cũng nhảy được ” tức là bạn có thể xử lý tình huống bất ngờ ngoài giáo án mà bạn không được chuẩn bị từ trước.
- Tìm hiểu điểm mạnh và khó khăn của người học: Với điều kiện nào thì họ học thoải mái nhất để dễ dàng tiếp thu bài giảng của bạn. Nên nhớ, không được áp đặt thói quen học của tất cả mọi người đều như nhau hoặc đều giống như bạn.
- Thành lập mối quan hệ và tin tưởng: Lưu ý những điểm khác biệt giữa bạn và người học, không phải là bạn đang cố gắng thay đổi học sinh, mà là dựa vào sức học của họ để hướng dẫn họ học tốt hơn vì bạn có nhiều kinh nghiệm hơn học sinh nên bạn sẽ cần phải thích nghi và tìm giải pháp.
- Cởi mở và thật lòng: Chê trách người học hay hạ mình sẽ đều không có hiệu quả, người ta mời bạn đến làm việc không phải để bạn khoe mẽ, mà là để giúp đỡ họ. Đừng ngại nói cho học sinh biết bạn và học sinh đó không thể hợp nhau được, có thể một người dạy khác sẽ có thể hiệu quả hơn. Mục đích cuối cùng của gia sư là để giúp đỡ người học tiến bộ chứ không phải là để chịu đựng lẫn nhau.
- Học là một quá trình có cả những thành công và thất bại: Bạn cần giải thích với phụ huynh là không phải cứ tìm gia sư là sẽ giúp con họ tiến bộ. Vẫn có những thất bại vì sự không hợp tác của học sinh trong khi tất cả những gì bạn thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ một cách đúng nhất nhưng vấn có sai số nhất định trong một vài trường hợp.
3. Lập ra nguyên tắc làm việc
Xác định rõ ràng với người học về những gì bạn yêu cầu người học cần thực hiện như thế nào. Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện giống như một mệnh lệnh bạn sẽ bị sa thải và không còn khả năng mà thể hiện mình nữa. Điều này rất quan trọng, làm thật tốt bạn sẽ càng nhàn hơn về lâu dài nhưng cần chú ý như sau
- Nguyên tắc là cần thiết nhưng phải được cả người học và người dạy thống nhất nhưng phải đảm bảo nó được công bằng và dễ thực hiện, điều này sẽ giúp tránh được những sự cố không cần thiết.
- Biết rõ về khả năng cũng như hạn chế của mình, và những kỹ năng hoặc kiến thức bạn có thể dùng để gia sư, và một phần thưởng của việc làm gia sư là cơ hội được sử dụng và áp dụng những gì bạn đã học để có thêm thu nhập cho mình.
4. Tận dụng từng buổi dạy
Gia sư cần tìm hiểu nguyên do vì sao học sinh học không vào, việc này rất quan trọng để nắm bắt được gốc rễ của vấn đề. Bạn làm được điều này tức là bạn đang thực hiện giống vai trò của một chuyên gia tư vấn. Nếu có vấn đề nghiêm trọng mà nằm ngoài khả năng của bạn thì từ chối là cách tốt nhất. Một vài dẫn chứng cụ thể như sau:
- Lắng nghe để tìm hiểu khó khăn thực sự: Kiểm tra xem học sinh đã dành thời gian và công sức chuẩn bị bài chưa.
- Đánh giá tình hình: Cân nhắc đến các mục đích thực tế, lâp ra các nguyên tắc và sử dụng câu hỏi để giải quyết vấn đề.
- Nếu 2 bước trên không giúp người học tiến bộ hơn thì bạn đã làm sai và bế tắc nên có quyết định rút lui là hợp lý nhất.
5. Hãy thẳng thắn và khiêm tốn
Kiến thức là biển rộng, bạn không biết về một vấn đề nào đó là chuyện hết sức bình thường. Đôi khi có những kiến thức không khó hoặc dạng cơ bản mà mình quên bạn cứ nói thẳng. Còn những phần ngoài khả năng của bạn có thể giới thiệu học sinh tìm đến các nguồn khác nhau, kể cả hỏi thầy cô. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này coi như để học thêm, tìm hiểu và sau đó trả lời sau, việc này cũng giúp bạn học hỏi và nâng cao trình độ bản thân. Chúc các bạn may mắn và thành công với công việc gia sư của mình !
Tìm hiểu thêm:
♦ Những tiêu chí trở thành một gia sư Thanh hóa giỏi
♦ Nguyên tắc tuyển chọn và lựa chọn gia sư phù hợp với học sinh
Bí quyết trở thành gia sư giỏi đơn giản, dễ dàng nhất cho bạn
Bí quyết trở thành gia sư giỏi
1. Gia sư là ai? Nhiệm vụ của gia sư là gì?
Gia sư trước hết phải là người có kiến thức, nắm chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về một hoặc nhiều môn học. Gia sư là người có kỹ năng truyền đạt kiến thức của mình cho học sinh một cách dễ hiểu và nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhiệm vụ to lớn của gia sư lại không chỉ dừng lại ở đó. Gia sư chính là người bạn đồng hành, theo sát từng bước đi của học sinh. Gia sư không chỉ là người truyền lửa mà còn phải là người giữ lửa, biết tạo sự hứng thú và yêu thích học tập cho các học trò của mình.
2. Thế nào là một gia sư giỏi?
Thật khó để định nghĩa thế nào là một “Gia sư giỏi”. Bởi để được coi là gia sư giỏi không chỉ dừng lại ở bề dày kiến thức, bề dày kinh nghiệm, mà phải là người có những kỹ năng mềm như:
- Biết cách truyền đạt kiến thức cho học sinh: Cùng một nội dung nhưng có vô vàn cách truyền đạt khác nhau. Có lòng người mất đến 5 phút để diễn tả, nhưng quá lòng vòng khó hiểu. Cùng nội dung đó, có người chỉ mất 2 phút nhưng người học có thể nhận ngay ra vấn đề. Do vậy gia sư giỏi sẽ là người có phương pháp truyền đạt khéo léo, dễ hiểu nhất.
- Có tinh thần trách nhiệm cao: luôn ý thức được nhiệm vụ quan trọng của mình đối với người học. Chỉ khi gia sư có tinh thần trách nhiệm cao thì quá trình giảng dạy mới thực sự đạt hiệu quả cao nhất.
- Dễ nắm bắt tâm lý người học: phát hiện ra được điểm mạnh và những khó khăn của người học để từ đó kịp thời lên kế hoạch và chọn được phương pháp học phù hợp nhất cho học sinh của mình.
- Tạo được sự tin tưởng với người học: Gia sư không thể lúc nào cũng nghiêm khắc, khô cứng. Gia sư giỏi sẽ là người dung hòa được hai trạng thái: mềm mỏng khi tâm sự và nghiêm túc khi giảng dạy. Không nên quá cứng nhắc, dễ gây áp lực, khiến người học cảm thấy sợ sệt, không thoải mái.
- Uy tín, tạo được niềm tin đối với phụ huynh học sinh: Phụ huynh chính là người theo dõi sát quá trình học của con em mình. Việc học của con em tiến bộ lên từng ngày sẽ là minh chứng rõ ràng nhất trong việc đánh giá gia sư.
Chìa khóa để trở thành một gia sư giỏi
3. Bí quyết trở thành một gia sư giỏi
Gia sư giỏi không phải là người xuất chúng về trình độ chuyên môn, tài năng. Để trở thành gia sư giỏi cần hội tụ nhiều kỹ năng sau:
Trang bị dày dặn về kiến thức sư phạm
Kiến thức chuyên môn chính là tiêu chí quan trọng khi đánh gia một gia sư giỏi. Bạn phải có lượng kiến thức dày dặn, kỹ năng học tập ổn định về lĩnh vực giảng dạy. Bởi khi kiến thức còn non nớt, sẽ thật nguy hiểm khi truyền đạt và giảng dạy lại cho người khác.
Phải có lòng yêu nghề, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc
Thái độ quyết định 50% sự thành công hay thất bại trong bất cứ việc gì. Khi có niềm đam mê, thích thú với công việc mình đã lựa chọn thì sẽ mang lại hiệu quả hơn cả. Giỏi phải xuất phát từ tâm của người dạy học. Gia sư giỏi là người luôn nhiệt tình và có trách nhiệm với học sinh của mình. Luôn lắng nghe để thấu hiểu tâm lý học sinh, nắm được những khó khăn mà các em mắc phải, để từ đó đưa ra lời khuyên và phương pháp phù hợp nhất.
Bí quyết trở thành một gia sư giỏi là phải có nguyên tắc riêng:
Nếu như mỗi trường học, lớp học đều có nội quy riêng thì giữa gia sư và học sinh cũng cần đề ra những nguyên tắc. Nguyên tắc này cần được thống nhất giữa gia sư và học viên để cùng chấp thuận và thực hiện.
Ví dụ nguyên tắc “Học sinh phải hoàn thành bài tập được giao sau mỗi buổi học”, “Học sinh và gia sư không làm việc riêng trong quá trình giảng dạy”…
Chỉ có những gia sư giỏi, đủ sự tin tưởng của học sinh mới có thể thiết lập được những nguyên tắc riêng.
Có phương pháp giảng dạy của riêng mình
Phương pháp là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành – bại của quá trình giảng dạy. Một gia sư giỏi sẽ có phương pháp riêng của mình, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu những kiến thức mà mình muốn truyền tải. Ví dụ phương pháp “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng”. Tức là lấy những gì gần gũi nhất mà học sinh có thể dễ dàng hình dung ra, từ đó liên hệ đến phần kiến thức mà mình muốn giảng dạy.
Biết cách truyền lửa, làm mới các buổi dạy:
Qúa trình giảng dạy để học sinh không cảm thấy nhàm chán, hãy đưa ra những ví dụ sinh động, những câu hỏi ngộ nghĩnh, hài hước đánh trúng tâm lý học sinh. Để từ đó khơi gợi, cuốn hút sự tập trung của học sinh vào bài giảng của mình.
Chuẩn bị kiến thức giảng dạy trước mỗi buổi học:
Để trở thành gia sư giỏi, hãy chuẩn bị kiến thức tại nhà trước mỗi buổi dạy. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn, không bị lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu trước mỗi buổi dạy.
Thiết lập được sự hợp tác giữa gia sư – học sinh – phụ huynh.
Gia sư là người giảng dạy, còn phụ huynh chính là người có nhiều thời gian ở bên các em. Một gia sư giỏi chính là người khéo léo cùng gia đình phối hợp để việc học của học sinh đạt thành tích cao hơn. Gia sư giao nhiệm vụ, bài tập, cha mẹ sẽ là người giám sát và nhắc nhở con hoàn thành. Không phải bất cứ gia sư nào cũng có thể thiết lập được mối liên kết quan trọng ấy.
Những bí quyết trên chính là chìa khóa để trở thành gia sư giỏi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho những ai theo đuổi con đường trở thành một gia sư giỏi.